Đập thủy điện, đường giao thông, rừng và lũ lụt

Miền Trung với đặc thù đất dốc, rừng sát biển. Chuyện lũ lụt dễ xảy ra hơn vùng đồng bằng là điều dễ hiểu. Nhưng có vẻ như việc xây dựng, hồ đập ngăn lũ không giải quyết được vấn nạn mà tình trạng khô hạn vào mùa hè, lũ lụt vào mùa đông mỗi năm càng thêm gay gắt.
Những khu rừng đầu nguồn bị cày xới, những cây cổ thụ bị đốn hạ, không chỉ vì các dự án thủy điện mà còn dự án làm đường trên Trường Sơn. Nhiều người nói, con đường chạy từ Bắc vào Nam dựa trên đường mòn của quân đội miền Bắc năm xưa khi chuyển quân vào Nam đã làm cho nước mưa không chảy về phía Tây Trường Sơn mà tập trung hết về phía Đông dãy Trường Sơn. Việc này để những nhà nghiên cứu về giao thông vận tải cũng như những nhà địa lý có ý kiến và kiểm chứng lại.
Với con mắt bình thường của người dân cũng có thể nhận thấy một số vấn đề sau:
1. Sự phát triển ồ ạt của các doanh nghiệp khai thác gỗ và chế biến gỗ: Các hàng mộc mỹ nghệ cao cấp cung cấp cho các đại gia,nhiều  người mua gỗ đẹp, gỗ quý nhờ quen biết với nhân viên lâm nghiệp, nhân viên cửa khẩu, từ cấp nhỏ đến cấp lớn..Những ông quan lâm nghiệp trở nên giàu sụ một cách nhanh chóng. Thế vận hội ở Bắc Kinh cũng đã mua một lượng hàng mộc mỹ nghệ của VN không hề nhỏ.
Người ta có thể bắt 1 vài xe bò gỗ nhưng khó bắt được xe reo chở gỗ.
2. Điều kiện địa lý: Khi những cánh rừng nguyên sinh đã bị phá hủy, triền đất dãy Trường Sơn dốc, vậy là những trận mưa nếu không có cây rừng ngăn giòng chảy đã làm trôi sạch những lớp mùn màu mỡ ra biển cả.
3. Nghiên cứu trồng rừng thứ cấp: Người ta lại trồng lên những cây dễ cho thu hoạch nhanh trong 1 vài năm. Loại cây chỉ trồng ở những vùng ngập nước như tràm, keo..Rừng lại càng trở nên khô khốc trước sức hút nước khủng khiếp của lọai cây này. Rồi đến mùa khô, những vụ cháy rừng…đất lại càng quắt queo..Và khi cây thu hoạch, những cánh rừng non trồng lại không đủ khả năng che chắn bảo vệ cho rừng.
Rồi tiếp đến những trận mưa  ..tạo ra những cơn lũ dữ dội, trôi hết cây cối, đá sỏi. Càng ngày rừng càng kiệt quệ.
4. Đập, hồ thủy điện: Những đập, hồ thủy điện với những túi nước khổng lồ luôn luôn trở thành mối nguy tiềm ẩn đối với người dân. Dân tình càng khổ sở điêu linh :(
Người ta nói làm hồ thủy điện để ngăn lũ, nhưng hồ thủy điện đã phá hủy rừng, đã xói mòn đất, đảo lộn đời sống dân cư cũng nhưng của bao loài sinh vật. Và đến mùa mưa lũ năm nào cũng thế: những trận xả lũ làm trôi nhà cửa , vùi lấp ruộng đồng và gây nên bao cái chết oan khiên.
Nhưng xem ra nhà nước vẫn có vẻ như đứng ngoài cuộc. Một sự vô cảm, bàng quang trước nỗi đau của dân chúng.
Hàng chục năm trước đây đã có những khuyến cáo của nhiều nhà khoa học về những nguy cơ tiềm ẩn của thủy lợi, đã có những buổi hội thảo, những phóng sự được chiếu trên truyền hình. Nhưng hình như đã không có một sự chấp thuận đồng bộ giữa nhà khoa học và những nhà quản lý của bộ thủy lợi và năng lượng? Nên dẫn đến cảnh trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Dự án hồ thủy điện càng gia tăng, diện tích đất rừng càng thu hẹp, việc nghiên cứu trồng những loại cây lâu năm phù hợp với điều kiện đất rừng miền Trung chưa được chú ý.
Làm sao để rừng trở thành tấm lá chắn cản dòng nước lũ về xuôi? làm sao để những đập thủy điện không trở thành những hung thần trong mùa lũ? Làm sao để giữ được những loại cá ngon của từng vùng miền? Làm sao để các cửa sông ít bị bồi lấp? Biết bao nhiêu câu hỏi đặt ra, đòi hỏi phải có một cái nhìn toàn cục của nhiều nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Rất mong những nhà khoa học, trí thức cần bắt tay hành động để xứng đáng với tên gọi và vị trí của mình trong xã hội.
 Theo FB Anna Nguyễn Thị

HDTG Blog

Cảm ơn bạn đã ghé thăm.

0 nhận xét:

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN